Tinh Vi    •    Tinh Vi    •    Tinh Vi
 
Trang chủ    •   Tin tức    •   Diễn đàn    •   Chat
   
    ◊ Tiêu chí chia sẻ tài liệu trên website tinhvi.com

- Bất kỳ tài liệu nào mà bạn cảm thấy có thể có ích cho người khác, đều có thể upload lên website Tinh Vi.
- Ưu tiên tài liệu bằng tiếng Việt (trừ những phần chuyên ngành không thể dịch).
- Hoan nghênh tài liệu do chính tác giả ghi chép, tổng hợp từ bài học thực tiễn hoặc từ các khóa đào tạo.
- Gửi tài liệu trực tiếp ở dưới đây, kích thước file < 10 MB (nếu lớn hơn, xin Liên lạc để được hướng dẫn).

Lời tâm sự   |  Kinh nghiệm học hành   |  Kinh nghiệm dạy con   |   Trang chia sẻ
CHIA SẺ - CHÌA KHÓA CỦA SỰ TIẾN BỘ Những tấm lòng cao cả
Chuyện thời đi học

Thời đi học, tôi là một học sinh giỏi khét tiếng ở trường THT (Q5, TPHCM). Riêng với môn Văn thì bá đạo hệt như nhân vật Độc Cô Cầu Bại trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Đến nỗi có lần cô Hiệu trưởng phải gọi tôi lên hỏi thăm tại sao tôi có thể làm được bài luận hay đến vậy.

Tôi có một kỷ niệm thế này: ở một ngôi trước cũ trước đó, điểm luận văn của tôi luôn lình xình ở tốp giữa. Tôi cũng chẳng mấy quan tâm vì luôn cho rằng mình có khiếu về các môn KHTN hơn. Thế rồi, đến kỳ họp phụ huynh cuối năm, ba mẹ tôi đi về kể lại như thế này: cô giáo chủ nhiệm xin lỗi ba mẹ tôi vì đã lỡ tay... chấm nhầm điểm môn luận văn của tôi suốt 1 học kỳ. Lý do vì giọng điệu, ngôn ngữ bài luận của tôi sắc sảo quá. Cô cho rằng tôi đã nhờ anh chị hoặc ba mẹ làm giúp bài này ở nhà nên chỉ cho điểm trung bình. Đến khi thi học kỳ, cô giáo sửng sốt khi đọc bài văn của tôi: vẫn là cách hành văn quen thuộc đó, nhưng chắc chắn tôi là tác giả bởi vì đây là bài thi làm tại lớp. Cô nói rằng, không thể tin nổi một học sinh ở lứa tuổi tôi lại có thể đạt trình độ viết văn đến vậy.

Tuy nhiên, khi đã hiểu ra thì cô không còn có dịp để "sửa chữa" sai lầm nữa, bởi vì tôi phải theo gia đình dọn đến nơi ở mới.

Hẳn nhiên, lúc đã được công nhận là có tài, bạn bè cùng lớp luôn thèm thuồng muốn đọc những bài văn của tôi. Chúng nó muốn biết tôi viết những gì mà điểm số luôn ngất ngưởng một khoảng cách xa so với lớp học. Lúc đó tôi nghĩ thật là "bất công" nếu phải chia sẻ với chúng nó: bài văn của chúng nó thì chẳng có gì đáng để tôi tham khảo, trong khi chúng nó sẽ bắt chước được rất nhiều ý tưởng mới lạ của tôi. Vậy thì... ngu gì mà trao đổi, chia sẻ với tụi nó!

Điều bất ngờ là đến năm cuối cùng PTTH, tôi đã tốt nghiệp với điểm văn trung bình. Dù những môn KHTN tôi đều được điểm 10 đỏ chói thì cũng chẳng thể xóa được nỗi đau này. Ở đây chẳng có ai "chấm nhầm điểm" cả, tôi đã tìm ra nguyên nhân thật sự như thế này:

- Đúng là tôi giỏi văn hơn bạn đồng trang lứa ít nhất là 3 lớp, tức là học lớp 6 nhưng có thể sử dụng ngôn ngữ ở trình độ lớp 9 (Tôi sẽ chia sẻ với các bạn tại sao có thể được như vậy ở phần "Kinh nghiệm học hành").

- Nhưng tôi đã tự bế quan tỏa cảng, chẳng trao đổi với ai vì sợ thiệt thòi. Kết quả là không ai đưa bài văn của mình cho tôi đọc; khi có một cuốn sách hay, một tư liệu tốt cũng ma nào chia sẻ với tôi cả...

Thế là, khoảng cách chênh lệch "3 lớp" kia dần dần bị xóa bỏ hồi nào chẳng hay. Thật ra cũng đã có vài dấu hiệu cảnh báo khi mật độ những bài luận điểm cao chót vót đã ngày càng thưa dần, nhưng tôi lại tự ru mình chẳng qua đó chỉ là trục trặc nhất thời. Đến khi bình tâm ngồi đọc lại những bài văn cũ, tôi mới hiểu ra nguyên nhân thật sự: Vừa ngạc nhiên trước đây mình lại có thể viết được như vậy, vừa chợt hiểu suốt mấy năm ròng đã làm "ếch ngồi đáy giếng" và không chịu tiến bộ thêm.

Triết lý "hãy mở lòng ra để đón nhận tri thức" thật sự là bài học đắt giá. Nó tương tự câu chuyện của nhà thiền sư với chén trà đầy (đã kể trong tài liệu "PR in business"): Nếu như ta ngạo mạn cho rằng mình đã giỏi lắm rồi, kiến thức đã đầy đủ lắm rồi, và không mở lòng ra đón nhận/chia sẻ với những người khác thì ta sẽ chẳng thể thêm được bất kỳ điều gì vào đầu nữa. Và với tốc độ thông tin vũ bão như ngày nay, khoảng cách kiến thức mà ta đi trước người khác 3 năm hay 5 năm sẽ bị xóa bỏ nhanh chóng đến không ngờ.

Website này được lập ra, một phần cũng từ bài học CHIA SẺ mà tôi đã thấu cảm được.


Chuyện thời đi làm

Vấn đề chia sẻ khi đi làm còn phức tạp hơn, vì nó đụng chạm đến quyền lợi, địa vị và cả... thể diện nữa. Không có nhiều người sẵn lòng chia sẻ kiến thức, công việc với đồng nghiệp và cấp dưới vì sợ bị giành giật, bị phản phé.

Sau nhiều năm nỗ lực làm việc, tôi được bổ nhiệm quản lý một bộ phận khá quan trọng trong một doanh nghiệp lớn. Điểm khác biệt của tôi khác những Trưởng phòng khác ở chỗ: Nhân viên của tôi ít, năng lực "bèo nhèo", trong cơ quan ai cũng gọi đám lính của tôi bằng "thằng". Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn những nhân viên này đã làm được nhiều việc đáng kể, và đi ra ngoài luôn được gọi bằng "anh". Lý do thì có nhiều, trong đó phần quan trọng là dựa vào chữ CHIA SẺ:

- Chia sẻ trách nhiệm: Phần lớn các Trưởng phòng chẳng bao giờ giao những khâu "then chốt" cho nhân viên. Bởi vì dính dáng đến nó là dính dáng đến "quyền lợi cửa sau"; hoặc là nỗi sợ bị "mất giá" khi có người khác thực hiện được những việc quan trọng (nhiều anh rất tự đắc với ý nghĩ: nếu thiếu mình cái Phòng này là chẳng nên cơm cháo gì!). Thực ra, có một nguyên lý đơn giản mà họ chẳng hiểu: Để chứng tỏ năng lực quản lý thì đòi hỏi khả năng điều hành công việc để đạt hiệu suất tập thể, chứ không phải chỉ riêng hiệu suất của chính nhà quản lý. Một người quản lý giỏi là người mà nếu như ngày mai bỗng nhiên anh ta biến mất thì bộ máy vẫn vận hành trơn tru, chứ không hề xộc xệch chỉ vì thiếu anh ta.

- Chia sẻ quyền lợi: Đặc quyền luôn song hành với đặc lợi. Cho nên mới nảy sinh nghịch lý "lấy của người nghèo chia cho người giàu": Cứ mỗi dịp lễ lạt thì giữa sếp (lương cao) và nhân viên (lương thấp), ai sẽ là người phải biếu xén cho ai? Khi đi ăn nhậu thì ai sẽ phải trả tiền cho ai? Bộ phận của tôi chẳng có cái bất công đó. Hơn nữa, trước những khoản "tiền trên trời rơi xuống" tôi luôn công khai với mọi người, và dành một phần để bù đắp cho những nhân viên nào trong quá trình làm việc phải bỏ tiền túi ra lo cho việc riêng. Đó chính là lý do khiến mọi người luôn hết mình vì công việc mà chẳng so đo tính toán thiệt hơn.

- Có những yếu tố quan trọng khác như sự đồng cảm, tính công bằng, bản lĩnh chịu trách nhiệm... nhưng không thuộc đề tài "chia sẻ" này nên tôi không đề cập ở đây.


Kết luận

Có khi nào bạn thấy nghịch lý sau không: Ta mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc... để có được kiến thức. Nhưng sau đó, lớp lớp người khác cũng lại phải đầu tư giống hệt như vậy để có được cái mà ta đang có? Một sự lãng phí kinh hồn nếu xét về khía cạnh toàn thể xã hội.

Có người chậc lưỡi: Ôi dào, mình đã công phu như vậy thì dại gì mà cho thiên hạ hưởng. Họ nghĩ rằng giá trị của họ thể hiện ở trình độ, kiến thức của họ. Tôi thì nghĩ khác: Đúng là trình độ, kiến thức của một người cũng góp phần làm nên giá trị của người đó, nhưng có những thứ còn giá trị hơn nữa: đó chính là tư cách sống, bản lĩnh sống và nhân cách sống - những thứ mà chẳng có bằng cấp nào mang lại được.

Bạn có thể không giàu, không thăng quan tiến chức vù vù nhưng bạn vẫn tiến bộ nếu biết chia sẻ/giúp đỡ người khác và nhận lại sự chia sẻ/giúp đỡ của họ. Quan trọng hơn, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng, nó đến với bạn từ cấp dưới, từ đồng nghiệp, từ cấp trên và cả từ đối thủ của bạn.

Tinh Vi            

Quan điểm của bạn thì sao?


"Những tấm lòng cao cả" là một tập truyện dành cho lứa tuổi học trò, nhưng các bài học của nó thì cũng đáng để người lớn suy nghĩ. Xin cám ơn các bạn đã chia sẻ tập truyện này.

Lòng yêu nước
Lòng yêu nước không thể bán rẻ, bất kể đối với người lớn hay trẻ em, bất kể người sang hay kẻ hèn. Một em bé nghèo khó cũng biết thể hiện lòng yêu nước theo cách riêng của mình.
Xem
Em bé quét mồ hóng
Những nữ sinh tốt bụng được mô tả đẹp tựa thiên thần bé nhỏ. Đọc xong, có thể chúng ta sẽ có liên tưởng tới những nữ sinh thời hiện đại: sặc sỡ thì có sặc sỡ đó, nhưng nghênh ngang ngoài lộ và cười nói ngả ngớn. Như thế mới là "teen" và "sành điệu"?...
Xem
Người bán than & ông quý phái
Có những người tự cho rằng mình là người thuộc "đẳng cấp" trên, nhưng thực sự họ chưa bao giờ có thể xử sự một cách văn minh lịch thiệp như một nhà quý tộc trong câu chuyện này.
Xem
Em bé trinh sát
Thêm một chuyện kể về lòng yêu nước. Một em bé đã hy sinh như một người lính trinh sát dũng cảm. Em chết đi, với tư thế của một người trưởng thành, của một vị anh hùng.
Xem
Quả cầu tuyết
Khi gây ra lỗi phải biết dũng cảm nhận lỗi. Đó là bài học nhỏ nhưng đáng giá. Thế nhưng thái độ công chúng cũng rất quan trọng. Nếu người bị hại chỉ biết chăm chăm ăn vạ còn công chúng thì hùa theo gây sức ép, thì thật dễ hiểu khi văn hóa đường phố ngày nay đã ngày càng xuống cấp...
Xem
Chàng viết mướn
Câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo và sự hy sinh của một người con. Người đọc sẽ thấy được tình cảm cha con trong một gia đình nghèo.
Xem
Đứa con người thợ rèn
Trong số những người bạn học, ta có thể bắt gặp một ai đó có hoàn cảnh thật khó khăn. Nhưng người đó sẽ luôn cố gắng chịu đựng và che giấu những khó khăn gặp phải...
Xem
Chú lính đánh trống
Chiến tranh - trẻ nhỏ cũng phải cầm súng để chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhưng chiến đấu như thế nào mới đáng gọi là anh hùng? Hãy đọc câu chuyện đầy tính hào hùng này.
Xem
Chiếc xe hỏa máy
Hãy dạy con biết chia sẻ với bạn bè như câu chuyện này. Luôn luôn giúp con hiểu rằng: cho cũng chính là nhận.
Xem
Một kẻ tù phạm
Mỗi người đều có một góc khuất nào đó. Nhưng ta vẫn có thể nhìn thấy những khía cạnh tích cực của một con người, kể cả khi anh ta ở tận đáy của xã hội. Hơn nữa, ta cũng cần phải biết tôn trọng những góc khuất đó...
Xem
Những trẻ em mù
Bài học về lòng yêu thương và thông cảm với những người bất hạnh. Những người mù là một trong những người bất hạnh nhất trên đời. Câu chuyện này sẽ giúp ta hiểu hơn về thế giới tối tăm của những người mù. Nhưng họ vẫn biết vươn lên từ đêm tối...
Xem

Và nhiều câu chuyện khác...
Mục lục

 
Lời tâm sự   |  Kinh nghiệm học hành   |  Kinh nghiệm dạy con   |   Trang chia sẻ
Trang chủ   |   Tin tức   |   Diễn đàn   |   Chat   |   CNTT   |   Nhân sự - PR   |   Anh văn   |   Thư viện   |   Liên lạc
©Copyright 2006-2008 All rights reserved www.tinhvi.com    •    Email: master_tv@tinhvi.com    •  Tinh Vi    •  Tinh Vi
 
 
Freeware
Tạo nhanh hàng loạt các bài toán, giúp bé luyện tập làm toán » ver 2.5
Phần mềm nhỏ gọn giúp tìm các hợp âm cho bản nhạc » ver 1.5
TỪ ĐIỂN online
Từ điển VDict gồm 7 bộ từ điển khác nhau, được xem là bộ từ điển trực tuyến tốt nhất hiện nay.
Nhập từ cần tra:

ĐỌC BÁO online
HÌNH ẢNH